Trám răng cho bà bầu thực hiện theo quy trình nào là thắc mắc chung của nhiều người. Bởi vì khi mang thai là thời điểm người mẹ có sức đề kháng suy yếu và dễ bị tấn công với các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nếu không biết cách chăm sóc. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!
Bà bầu có trám răng được không?
Trám răng là một trong những biện pháp phục hình và bảo vệ răng đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất. Trong trường hợp bạn đang mang bầu và bị sâu răng nặng, không ăn uống bình thường được thì hoàn toàn có thể đến nha khoa và thực hiện trám răng bạn nhé. Thời điểm thực hiện các biện pháp nha khoa an toàn nhất là khoảng 4 – 8 tháng trong thời gian mang thai vì ở thời gian này thai nhi khá ổn định và phát triển bình thường.
Nếu bạn đang ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, bác sĩ cần thực hiện thăm khám chi tiết và tùy vào từng trường hợp mới có thể thực hiện trám răng cho bà bầu được vì thời điểm này khá nhạy cảm, thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu có tác động đến cơ thể người mẹ. Nếu bạn sâu răng trong giai đoạn này mà cơ thể không cho phép thực hiện trám răng, các bác sĩ có thể chỉ làm sạch khoang sâu và hướng dẫn bạn cách chăm sóc tại nhà để hạn chế đau buốt và sự phát triển của sâu răng.
Trám răng cho bà bầu được không*
Khi thực hiện trám răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê bằng dòng thuốc tê chuyên dụng dùng cho phụ nữ mang thai nên bạn hoàn toàn yên tâm, chúng không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào cho cơ thể bạn cũng như sự phát triển của bé con bên trong. Nếu sâu răng trong thai kỳ không được xử lý kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có thể gây ra sinh non hoặc biến chứng đến bé.
4 bước trám răng cho bà bầu an toàn
Quy trình trám răng cho bà bầu sẽ diễn ra trình tự theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định răng cần trám
Sau khi được thăm khám, nha sỹ sẽ tiến hành sửa soạn răng hỏng cho bệnh nhân. Xác định ổ bệnh cần nạo vét và sử dụng dụng cụ đã được thanh trùng lấy đi chất bẩn.
- Gây tê
- Vệ sinh răng miệng và ổ bệnh
- Tuyệt trùng dụng cụ
- Nạo vét ổ sâu và xử lý điều trị tủy ( nếu có)
Lưu ý: Trong quy trình hàn trám răng sâu, nếu nha sỹ bỏ qua công đoạn này mà tiến hành trám ngay thì chắc chắn rằng nơi bạn thực hiện không uy tín. Hiện tượng ê buốt có thể sẽ xuất hiện sau khi bạn trám xong rất nguy hiểm.
Bước 2: Hàn trám tạm thời
Trong quy trình trám răng cho bà bầu, nha sỹ trám miếng trám thời lên răng sâu sau khi đó hẹn bạn tái khám để kiểm tra xem ổ sâu đã được nạo vét hết chưa.
Bước 3: Tiến hành trám răng
Sau khoảng 1 tuần, nếu vị trí sâu răng không có biểu hiện đau nhức gì tức là khoang sâu đã sạch. Lúc này, nha sỹ sẽ bóc miếng trám tạm thời và dùng vật liệu composite lên răng bệnh trám vĩnh viễn. Tiếp đó, nha sỹ chiếu đèn laser để miếng trám đông đăc, kết dính bền chặt với mô răng cũ.
Trong trường hợp, răng sâu vẫn đau thì bác sỹ có thể điều trị bằng các biện pháp nha khoa khác, có thể là nhổ bỏ nếu cần thiết.
Trám răng cho bà bầu an toàn bằng vật liệu composite*
Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi trám
Bước sau cùng của quy trình trám răng sâu, bác sỹ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sau khi thực hiện hàn trám về cách chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để miếng trám được bền chặt và hạn chế sâu răng tái phát.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề trám răng cho bà bầu mà bạn quan tâm. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.