Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong ăn nhai nhưng chiếc răng này lại là chiếc răng dễ mắc các bệnh lý nhất, đặc biệt là sâu răng. Không chỉ ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn gây đau nhức cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi răng bị sâu nặng, việc nhổ bỏ hay giữ lại là điều nhiều bệnh nhân lo ngại.

Dấu hiệu cho thấy răng hàm bị sâu

Khi răng hàm bị sâu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường như các vết đen bám trên bề mặt nhai hoặc bề mặt răng bất kỳ.

Khi ăn nhai hoặc có kích thích nóng lạnh, cay sẽ bị ê đau. Thậm chí, bạn còn cảm thấy răng hàm bị chối khi chải răng. Thỉnh thoảng, răng hàm bị sâu xuất hiện những cơn đau nhức khó chịu, có thể dữ dội khi tình trạng sâu quá nặng.

Tuy nhiên, lúc bạn có thể nhận biết răng sâu bằng các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa tình trạng răng sâu đã lâu và không còn nhẹ như bạn tưởng. Vì sâu răng thường phát triển dưới bề mặt răng, phá hủy men răng bên trong mặc dù bề mặt răng bên ngoài vẫn nguyên vẹn. Lượng men răng mất dần đi cho đến lúc bề mặt răng bị phá vỡ.

Dù mức độ sâu nặng hay nhẹ thì khi phát hiện, bạn cũng nên đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám và xác định răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không.

Tình trạng sâu răng hàm

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không?

Khi bị sâu răng, nhiều người sẽ nghĩ đến giải pháp nhổ răng, tuy nhiên, nhổ bỏ răng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng răng, mức độ sâu như thế nào. Đối với răng hàm, việc nhổ răng sẽ được cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến ăn nhai và sức khỏe của bệnh nhân về lâu dài.

Răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không sẽ được đưa ra cuối cùng, khi các phương pháp bảo tồn răng không còn hiệu quả nữa. Nếu răng bị sâu nhẹ, bác sĩ tiến hành điều trị để loại bỏ vết sâu, phục hình lại răng để đảm bảo chức năng ăn nhai.

Nhổ răng hàm bị sâu được chỉ định khi tình trạng sâu đã quá nặng, sâu răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nhổ răng hàm khi vi khuẩn phá hủy lớp men răng, ngà răng, cấu trúc răng để xâm nhập và gặm nhấm tới tủy răng. Vi khuẩn lúc này đã ăn mòn răng cho đến khi tủy bị nhiễm trùng, gây đau nhức dữ dội.

Sau khi nhổ răng, những chiếc răng hàm này có thể phục hình lại được 80-90% hình dạng và chức năng ăn nhai bằng các phương pháp trồng răng giả. Bạn không cần phải lo lắng việc nhổ bỏ răng hàm sẽ làm giảm chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ nữa.

Nhổ bỏ răng hàm bị sâu

Cách chăm sóc răng khi bị sâu mới chớm

Ngoại trừ phải điều trị tại nha khoa khi răng hàm bị sâu, bạn cũng nên có chế độ chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách:

- Trước hết, bạn phải chú ý đến vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày và điều quan trọng là bạn phải chải răng đúng cách. Bạn có thể bổ sung thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng hay các dụng cụ nha khoa làm sạch răng chuyên dùng.

- Bổ sung thêm flour bằng việc sử dụng các sản phẩm chứa nồng độ flour thích hợp trong nước uống, nước súc miệng,…

- Hạn chế thức ăn quá nhiều tinh bột, đường, tăng cường thêm rau xanh để hỗ trợ làm sạch mảng bám thức ăn.

- Khi răng mới chớm, nếu có những cơn đau nhức, bạn hãy súc miệng bằng nước muối ấm để diệt khuẩn, làm sạch vết sâu và giảm đau.

Nhận biết dấu hiệu sâu răng sớm sẽ là cách tốt nhất để bạn xác định điều trị răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không kịp thời.
 
Top