Chế độ dinh dưỡng từ lâu luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định đến thể trạng cơ thể. Vết thương mau lành hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào điều này. Đối với vết thương do tiểu phẫu nhổ răng khôn gây ra cũng vậy. Vậy chế độ dinh dưỡng ra sao để vừa đảm bảo đủ chất, vừa không làm phương hại đến vết thương hở sau nhổ răng. Cùng tìm hiểu nhổ răng khôn có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây.

Răng khôn thường mọc lệch mọc ngầm

Các chuyên gia cho biết, răng khôn thực chất là răng cối lớn thứ ba, hay còn được gọi là răng số 8. Trong toàn bộ hàm răng ở người thì chiếc răng này sẽ xuất hiện muộn nhất. Răng khôn chỉ mọc ở người trưởng thành, khoảng từ 17 - 25 tuổi, cũng có trường hợp muộn hơn. Đây là loại răng gây nhiều tranh cãi, bởi vì chức năng thì không rõ ràng mà những phiền toái nó mang lại thì rất nhiều.


Phần lớn răng khôn đều mọc lệch. Và ước tính có khoảng 35% dân số sẽ không thấy răng khôn mọc. Nhưng việc không nhìn thấy bằng mắt thường không có nghĩa là răng khôn không tồn tại trong xương hàm.

Vì xương hàm chỉ đủ chỗ cho 14 cái răng (hai hàm 28 cái), nên răng khôn sẽ không đủ chỗ để mọc lên theo hướng bình thường. Đồng thời, răng khôn lại mọc ở lứa tuổi trưởng thành khi các răng khác đã ổn định, cho nên nó thường hay mọc lệch, mọc ngầm do bị thiếu chỗ.

Nhổ răng khôn xong nên làm gì để tránh biến chứng?

Biến chứng sau khi nhổ răng có thể gặp phải như chảy máu nhiều, sưng tấy, nhiễm trùng, ngứa rát,… Biến chứng sau nhổ răng có thể xuất phát từ kỹ thuật của bác sỹ và cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân.

Dù là do nguyên nhân nào cũng không được coi thường. Bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp. Không ăn những đồ ăn tăng khả năng dị ứng như đồ biển, không ăn rau muống hay những đồ ăn khiến tình trạng sưng tấy nặng hơn.


Chảy máu nhiều là vấn đề rất nguy hiểm. Chính vì thế, nhổ răng khôn xong phải làm gì để không khiến cục máu đông ở hố răng vừa nhổ bị chảy máu. Điều này khiến cho vết thương lâu lành hơn.
 
Top