Răng bị áp xe là một trong số những vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp nhất ở trẻ em và cần phải được chăm sóc ngay lập tức.

Nguyên nhân gây áp xe chân răng

Áp xe răng là một tình trạng nhiễm khuẩn gây đau đớn tại răng và có thể lan rộng nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, áp xe răng có thể điều trị được và thậm chí có thể dự phòng được nếu trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng tốt.

Áp xe chân răng xảy ra khi bị viêm nhiễm trùng răng miệng hoặc vi khuẩn từ mảng bám có trên chân răng gây ra mủ. Răng bị chấn thương, sứt mẻ, me răng bị vỡ làm vi trùng len lỏi vào tủy răng, gây nhiễm trùng áp xe chân răng. Khi có mủ nhiều, sẽ tạo nên một áp lực lớn ép vào dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức.

Biết được nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ sẽ giúp bạn dự phòng tình trạng này dễ dàng hơn. Nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân chính dẫn đến một ổ áp xe – tình trạng mà răng có một hoặc nhiều túi mủ ở xung quanh. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng áp xe răng ở trẻ nhỏ bao gồm:

Sâu răng: nguyên nhân chính dẫn đến áp xe răng ở trẻ nhỏ
Tổn thương răng do chấn thương hoặc vấp ngã, dẫn đến gãy vỡ răng. Tình trạng này khiến răng có những khoảng trống, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ lại.
Tăng áp lực lên răng do trẻ có thói quen nghiến răng


Nguyên nhân gây áp xe chân răng

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không

Áp xe răng sữa có nên nhổ răng không sẽ còn phải tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của chiếc răng sữa bị áp xe. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu áp xe răng, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp, áp xe răng sữa mới hình thành, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để chống nhiễm trùng và có chế độ chăm sóc răng miệng đặc biệt. Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt. Phương pháp trị liệu ống rễ răng để bảo tồn răng bị áp xe cũng được áp dụng phổ biến. Với phương pháp này, phần dây thần kinh, mạch máu và phần bị hư hại được lấy ra hết và lỗ hổng sẽ được trám lại.

Còn đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành rạch áp xe để tháo mủ và thậm chí phải nhổ bỏ răng để làm sạch mủ trong ổ răng, giảm đau nhanh chóng.

Để trẻ không bị áp xe răng, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc răng miệng cho trẻ khoa học. Đặc biệt, phải đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý răng miệng.

Bài viết trích nguồn tại: https://thongtinniengrang.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top