Răng không đều ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ nụ cười và khuôn mặt. Ngoài ra, răng không đều còn là nguy cơ lớn dẫn đến các vấn đề: sâu răng, răng nhiễm màu, viêm nướu và hơi thở có mùi hôi…do thức ăn tích tụ trong các kẽ răng.
Nguyên nhân răng mọc không đều
Răng mọc lung tung thường do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố di truyền và thói quen xấu là chủ yếu.
Yếu tố bẩm sinh, di truyền: thường do xương hàm quá nhỏ trong khi răng lại có kích thước lớn, điều này khiến răng không đủ chỗ mọc nên thường mọc chen chúc nhau không ngay hàng thẳng lối, chiếc đưa ra ngoài, chiếc lại thụt vào trong… Nếu xương hàm trên phát triển không đều sẽ gây nên hiện tượng hô, móm…
Do nhổ răng sữa quá sớm: Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ chỗ cho răng vĩnh viễn. Do đó nếu răng sữa hư hỏng phải nhổ sớm khi chưa đến tuổi thay răng thì sau này răng vĩnh viễn mọc lên bị mất phương hướng nên sẽ mọc sai vị trí trên cung hàm và gây nên tình trạng răng lệch lạc.
Do thói quen xấu: Một số thói quen xấu như bú ngón tay, thở miệng, đẩy lưỡi, mím môi trên, cắn môi dưới…Tất cả các thói quen trên cũng có thể khiến răng bị lệch lạc, chen chúc nhau hay tình trạng răng hô.
Cách chỉnh răng mọc không đều
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng hiện nay giúp khắc phục tình trạng răng xô lệch, răng không đều, lệch lạc để mang lại một hàm răng không chỉ đều đặn mà còn trắng sáng dài lâu.
Bác sỹ sẽ tiến hành mài bớt phần thân của răng bị lệch. Sau đó, lấy dấu răng gửi số liệu về cho bộ phận Labo để đúc mão sứ. Cuối cùng là gắn mão sứ lên phần răng đã mài. Kết quả, sau khi tình trạng răng xô lệch được giải quyết, cung răng sẽ trở nên đều đặn và khít sát với nhau.
Chỉnh nha niềng răng
Khác với bọc răng sứ thẩm mỹ, niềng răng cho răng không đều là giải pháp thường được bác sĩ nha khoa khuyên dùng cho các trường hợp răng lộn xộn, răng xô lệch nặng toàn hàm, răng hô hoặc răng móm. Đây là phương pháp không tác động nhiều đến răng thật mà chỉ sử dụng các khí cụ niềng răng kết hợp để kéo đẩy, di chuyển răng từ từ về vị trí mong muốn, răng thật được bảo toàn tối đa và hiệu quả lâu dài, giúp khuôn mặt trở nên hài hoà thẩm mỹ hơn.
Đầu tiên, bác sỹ nha khoa sẽ khám và chụp phim để đánh giá hiện trạng răng bị xô lệch như thế nào, từ đó lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp và loại khí cụ phù hợp. Tiếp đến, sẽ lấy dấu răng phục vụ cho việc chế tác mắc cài phù hợp với khuôn răng, đeo mắc cài, theo dõi và điều chỉnh lực kéo theo định kỳ. Cuối cùng là khi toàn bộ khuôn răng đã đều đặn, bác sỹ nha khoa sẽ tiến hành tháo mắc cài. Bạn có biết chảy máu răng là bệnh gì không?
Quá trình niềng răng tại nha khoa
Bước 1: Thăm khám và chụp CT
Bác sĩ thăm khám và chụp CT để xác định rõ tình trạng của khuôn miệng và xác định tình trạng răng, xương hàm cũng như xương ổ răng để xem phương pháp niềng răng điều trị nào phù hợp nhất với từng trường hợp.
Bước 2: Lấy dấu răng
Lấy dấu răng nhằm chuẩn bị cho khâu thiết kế và chế tạo mắc cài sao cho mắc cài vừa khít với hàm răng và có thể dịch chuyển răng tốt và nhanh nhất về vị trí.
Bước 3: Cố định mắc cài
Sau khi phân tích phim và lập kế hoặc điều trị, sẽ quyết định có nhổ răng hay không phải nhổ răng, nếu không phải nhổ răng sẽ tiến hành đặt chun tách khe giữa các răng cối lơn và răng cối nhỏ.
Sau khi mắc cài được chế tạo xong bác sĩ sẽ hẹn lịch cho bệnh nhân tới để cố định mắc cài niềng răng lên trên bề mặt răng miệng.
Bước 4: Tháo niềng răng và đeo hàm duy trì
Thông thường, sau khi đeo niềng khoảng 18 tháng đến 2 năm bệnh nhân sẽ được tháo niềng và thay vào đó là đeo hàm duy trì trong vòng 6 tháng trước khi điều trị sẽ chấm dứt.
Bài viết trích nguồn tại: https://nknucuoiviet.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt