Trong điều trị chỉnh nha tại nha khoa, niềng răng mắc cài là kỹ thuật sắp xếp răng ra đời đầu tiên, song cho đến ngày nay, chúng vẫn là giải pháp phổ biến, được các nha sĩ khuyên áp dụng trong những trường hợp răng khiếm khuyết như hô, móm, răng thưa, răng mọc lệch, khớp cắn bị lệch… Tuy nhiên, niềng răng ở đâu tốt? Vấn đề của rất nhiều khách hàng gửi đến nha khoa nhờ được tư vấn cụ thể.

Thực hiện niềng răng với mắc cài sứ

Bước 1: Thăm khám và tư vấn.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khỏe tổng quát và tình trạng răng hàm, từ đó tư vấn cho bệnh nhân phương pháp phù hợp với từng trường hợp nhằm đạt được kết quả sau điều trị.

Bước 2: Chụp cấu trúc răng hàm.

Bác sĩ sử dụng hệ thống máy CT 3D nhằm chuẩn đoán chính xác cấu trúc xương hàm, xem xét tình trạng xương hàm.


Bước 3: Cạo vôi răng.

Với bước này bác sĩ sẽ làm sạch răng miệng, loại bỏ những tạp chất tồn đọng trên răng tránh xảy ra các vấn đề đáng tiếc trong quá trình niềng răng. Nhưng trường hợp răng sâu hay răng bị vỡ cần được khắc phục trước khi niềng răng.

Bước 4: Gắn mắc cài và đeo niềng trên răng

Bác sĩ sẽ gắn lên bề mặt răng mắc cài, đồng thời tạo lực siết dây cung để nắn chỉnh răng về đúng vị trí.

Quá trình đeo mắc cài cần chú ý đến vấn đề giữ vệ sinh răng miệng. Thời gian đeo mắc cài tùy thuộc vào tình trạng răng hàm, nhưng thông thường là trong khoảng 2 năm là bệnh nhân có thể tháo mắc cài.

Sau khi đeo mắc cài bệnh nhân nên tái khám nhằm xác định mức độ tiến triển và phát hiện những vấn đề có thể xảy ra, từ đó tìm cách khắc phục. Chu kỳ tái khám dựa vào tình trạng từng người, có người thì 7 ngày là nên tái khám nhưng cũng có người là 2 tuần hoặc 1 tháng.

Bước 5: Tháo mắc cài.

Khi hàm răng của bạn đã được cải thiện sau thời gian đeo mắc cài thì có thể tháo mắc cài ra. Tuy nhiên, kết quả vẫn phụ thuộc vào việc chăm sóc của từng người.

Niềng răng có hại gì không?

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa đã có hơn 50 năm nghiên cứu và hoàn thiện. Ở các nước phát triển, gần như 100% thanh thiếu niên đều niềng răng ở độ tuổi vàng 13-18 tuổi. Không hiếm để thấy 1 gia đình cả 3 thế hệ đều niềng răng, vì sự an toàn và tính hiệu quả được công nhận rộng rãi của phương pháp này.

Niềng răng gây hóp trán, niềng răng hại thần kinh, niềng răng làm răng yếu đi, rụng sớm hơn...là những hiểu lầm tai hại mà không ít người vẫn cố tin.

- Có, niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt nhưng thường là theo hướng tích cực: giúp cằm thon gọn, miệng phẳng, mặt nghiêng đẹp hơn.


- Khi niềng, bạn có thể ngại ăn uống hơn bình thường một tí. Đa số người niềng răng thường bị giảm 2-3kg lúc mới niềng và tăng lại dần dần sau 3 tháng khi đã quen niềng. Như vậy, niềng răng có thể tạm thời làm mặt bạn gầy đi đôi chút, chứ nói niềng răng gây hóp trán là hoàn toàn không căn cứ.

- Trong quá trình niềng răng, do răng dịch chuyển nên bạn sẽ có cảm giác răng mình hơi lung lay nhẹ. Tuy nhiên, bạn cứ yên tâm vì việc này hoàn toàn nằm trong giới hạn y khoa cho phép và sẽ không gây gãy hay rụng răng. Niềng răng đúng cách chỉ giúp răng chắc khoẻ hơn không làm răng bạn yếu đi nếu bạn chăm sóc, vệ sinh răng miệng tốt trong quá trình niềng răng.

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
 
Top