Là răng mọc sau cùng trên cung hàm, khi con người đã ở tuổi trưởng thành, răng khôn chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức răng đến mất ăn, mất ngủ. Vậy răng khôn là răng số mấy và phải làm gì khi mọc răng khôn để giảm bớt tình trạng khó chịu này, có nên nhổ hết răng khôn không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Biến chứng mọc răng khôn gây ra

Mọc răng khôn bị lợi trùm: Trường hợp này răng không thể trồi lên, gây giắt thức ăn thì nha sỹ có thể thực hiện thao tác cắt lợi trùm để thân răng khôn có thể bộc lộ hoàn toàn, giảm đau nhức. Thao tác này khá đơn giản và không gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân.


Mọc răng khôn mức độ nặng: Răng khôn mọc lệch đâm vào răng số 7 sẽ khiến bạn đau nhức, căng thẳng, không thể ăn nhai…ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bạn nên xem xét nhổ chiếc răng đó để chấm dứt sự đau đớn khó chịu.

Những lưu ý khi nhổ răng khôn đúng cách

Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sĩ nhổ răng biết.

Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng. Nên can thiệp vào buổi sáng, ăn sáng trước khi nhổ răng. Tâm lý thoải mái, thư giãn, không nên căng thẳng và lo sợ. Bệnh nhân dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi nên có người nhà đi cùng.


Sau nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi. Khi gặp mọi trở ngại về răng miệng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nha khoa để được khắc phục, điều trị kịp thời.
 
Top